1. 65 năm Toàn quốc kháng chiến (1946 - 2011) / Vũ Như Khôi: chủ biên. - H.: Quân đội nhân dân, 2011. - 351tr.; 27cm
Cuốn sách “65 năm Toàn quốc kháng chiến (1946 - 2011)” được Nxb. Quân đội nhân dân xuất bản năm 2011 nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu của bạn đọc về tình hình đất nước trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Cuốn sách giúp chúng ta nhận rõ bối cảnh đất nước Cách mạng tháng Tám năm 1945; quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng ta trong đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng; diễn biến Toàn quốc kháng chiến ở các tỉnh thành; các văn kiện của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt còn có một số bài viết của các vị tướng lĩnh, các nhà khoa học về Toàn quốc kháng chiến, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Sách gồm 4 phần:
- Phần thứ nhất: Đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng, chuẩn bị thực lực sẵn sàng kháng chiến
- Phần thứ hai: Toàn quốc kháng chiến
- Phần thứ ba: Một số văn kiện về toàn quốc kháng chiến
- Phần thứ tư: 65 năm toàn quốc kháng chiến - ký ức lịch sử và bài học kinh nghiệm xây dựng, bảo vệ Tổ Quốc
Ký hiệu kho: PM027720, VV008880, DM17178, M123808, M123809, M123810, VL39820, VL39821
|
2. Chiến thắng Việt Bắc thu đông năm 1947.- H.: Quân đội nhân dân, 2007.- 335tr.; 21cm
Nhận rõ vị trí chiến lược của Việt Bắc, trong Thu Đông năm 1947, thực dân Pháp đã thực hiện kế hoạch tấn công Việt Bắc đầy tham vọng nhằm dùng một “đòn quân sự” để kết thúc chiến tranh. Với sức mạnh to lớn của chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, quân dân ta đã thực hiện cuộc phản công chiến lược phá tan mưu đồ đó của quân Pháp, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giành thắng lợi đầu tiên ở cấp chiến dịch sau ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946) gần 1 năm.
Nội dung cuốn sách bao gồm:
- Phần thứ nhất: Việt Bắc - Căn cứ địa cách mạng
- Phần thứ hai: Chủ tịch Hồ Chí Minh với Việt Bắc
- Phần thứ ba: Âm mưu, hoạt động của thực dân Pháp. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Bộ Tổng tư lệnh phá tan cuộc tấn công lên Việt Bắc của Pháp - Thu Đông 1947
- Phần thứ tư: Chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông 1947. Kết quả và ý nghĩa
- Phần thứ năm: Chiến thắng Việt Bắc - Thu Đông 1947 qua những trang viết
Ký hiệu kho: DM12514, DM12515, M113705, M113706, M113707, M113708, M113709, M113710, M113711, VL33517, VL33518
|
3. Tóm tắt các chiến dịch trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954). - H.: Quân đội nhân dân, 2000 .- 530tr.; 19cm
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong thế trận chiến tranh nhân dân, quân đội ta đã tiến hành hàng trăm chiến dịch bao gồm phản công, tiến công, và phòng ngự… trên các loại địa hình với nhiều quy mô và hình thức tác chiến khác nhau.
Các chiến dịch được biên soạn chủ yếu là chiến dịch của bộ đội chủ lực có kết hợp với lực lượng vũ trang địa phương như: chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông 1947; Chiến dịch Nghĩa Lộ; Chiến dịch Yên Bình xã 1, 2; chiến dịch Đông Bắc 1, chiến dịch Đông Bắc 2.
Ký hiệu kho: VV61761, VV61762
|
4. Tổng kết chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chiến lược quân sự của liên khu Việt Bắc trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954). - H.: Quân đội nhân dân, 1990.- 3 tập; 19cm
Bộ sách gồm 3 tập:
- Tập 1: Đặc điểm chiến trường Việt Bắc; Diễn biến lớn về chỉ đạo thực hiện chiến lược. Những bài học kinh nghiệm chủ yếu.
- Tập 2: Công tác Đảng, công tác chính trị trong cuộc kháng chiến chống Pháp của liên khu Bắc chiếm từ 1945 - 1954, bao gồm các ưu khuyết điểm và những bài học kinh nghiệm về đường lối kháng chiến, xây dựng đội ngũ cán bộ, xây dựng Đảng, tăng cường đoàn kết quân dân và công tác phòng gian, giữ bí mật... bảo vệ lực lượng vũ trang.
- Tập 3: Đề cập đến công tác hậu cần ở Việt Bắc gồm: Những đặc điểm liên quan đến hậu cần Việt Bắc, tổ chức và bảo đảm hậu cần cho lực lượng vũ trang Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp và những kinh nghiệm chủ yếu.
Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi cách mạng vĩ đại của dân tộc ta. Việt Bắc đã từng là “cái nôi” của cách mạng Tháng Tám, “Thủ đô” của kháng chiến chống Pháp, chiến trường chính của chiến trường chính Bắc Bộ.
Bác Hồ đã khẳng định vị trí chiến lược của Việt Bắc và chỉ rõ đây là chiến trường có nhiều kinh nghiệm phong phú như vậy thì cần tổng kết, rút ra những bài học quý báu để vận dụng, phát triển trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ ngày nay.
Ký hiệu kho: VV42105, VV42106, VV42516, VV42517, VV42514, VV42515
|
5. Lịch sử kháng chiến chống Pháp Khu Tả ngạn Sông Hồng (1945 - 1955). - H.: Nxb. Chính trị quốc gia, 2001. - 264tr.; 21cm
Khu Tả ngạn sông Hồng là một địa bàn chiến lược rất quan trọng cả trong cách mạng và chiến tranh cách mạng, cả đối với địch và đối với ta. Nơi đây tiếng súng kháng chiến nổ ra sớm nhất và kết thúc muộn nhất miền Bắc. Chiến tranh nhân dân, chiến tranh toàn dân ở đây diễn ra rất quyết liệt dưới hình thái địch lấn chiếm và ta chống lấn chiếm, địch càn quét và ta chống càn quét, địch bình định và ta chống bình định, đánh địch bằng cả quân sự, chính trị.
Cuốn sách dựng lại một cách khái quát, chân thực, sinh động những sự kiện lịch sử chính yếu cuộc kháng chiến chống Pháp của quân và dân khu Tả ngạn sông Hồng và từ những nét riêng của chiến trường Tả ngạn sông Hồng làm cho người đọc thấy rõ thêm bức tranh toàn cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp trong cả nước.
Bằng những tư liệu, sự kiện lịch sử cụ thể, cuốn sách đã làm sáng tỏ đường lối và những phương châm chiến lược sáng suốt của Đảng trong cuộc kháng chiến; đã làm nổi bật tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở vùng sau lưng địch; đã chứng minh sự chấp hành nghiêm chỉnh, sự vận dụng sáng tạo đường lối, chính sách của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể địa phương của Đảng bộ Tả ngạn sông Hồng.
Ký hiệu kho: HVL3829
|
6. Quân khu 3 lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp. - H.: Quân đội nhân dân, 1990.- 550tr.; 19cm
Liên khu 3 là một địa bàn chiến lược rất trọng yếu của chiến trường chính Bắc Bộ. Khi tiến hành chiến tranh xâm lược trở lại nước ta, ý đồ chiến lược của thực dân Pháp là chiếm giữ đồng bằng Bắc bộ làm chỗ đứng chân, ra sức bình định nhằm biến nơi đây thành hậu phương chiến lược trực tiếp để chúng vơ vét nguồn nhân lực, của cải để thực hiện âm mưu chiến tranh của chúng.
Cuốn sách ghi lại những chặng đường lịch sử hào hùng của chiến trường đồng bằng Liên khu 3, với sự đóng góp của bao cá nhân, tập thể chiến sĩ và đồng bào ở cả tuyến, vùng sau lưng địch và vùng tự do. Nêu những tấm gương chiến đấu quên mình, anh dũng hy sinh với sự nghiệp đánh giặc cứu nước.
Ký hiệu kho: VV42099, VV42100
|
7. Thủ đô Hà Nội lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954). - H.: Nxb. Hà Nội, 1986. - 399tr .: 1chân dung; 19cm
Cuốn sách “Thủ đô Hà Nội lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)” xuất bản nhân kỷ niệm lần thứ 40 ngày toàn quốc kháng chiến, phản ánh được những nét cơ bản của quá trình diễn biến của cuộc chiến tranh nhân dân ở Hà Nội dưới sự lãnh đạo của Đảng, thể hiện rõ tính chất “toàn dân toàn diện” và mối quan hệ khăng khít giữa chiến trường cả nước với chiến trường Hà Nội…
Cuốn sách được chia làm 7 chương:
- Chương mở đầu: Hà Nội - Truyền thống yêu nước và cách mạng
- Chương 1: Cao trào Cách mạng Tháng Tám và chuẩn bị kháng chiến
- Chương 2: 60 ngày đêm chiến đấu kìm giữ địch trong thành phố (19/12/1946 - 17/12/1947)
- Chương 3: Phát triển và đẩy mạnh chiến tranh du kích trên địa bàn Hà Nội (3/1947 - 5/1949)
- Chương 4: Đấu tranh quyết liệt với địch, thực hiện nhiệm vụ “Chuẩn bị chiến trường Hà Nội” (6/1949 - 12/1950)
- Chương 5: Đẩy mạnh đấu tranh chống chính sách “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh - dùng người Việt đánh người Việt” của địch, phối hợp với các chiến trường toàn quốc đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi (1/1951 - 7/1954)
- Chương 6: Hòa bình được lập lại - Thủ đô Hà Nội hoàn toàn giải phóng (20/7/1954 - 10/10/1954)
Ký hiệu kho: HVV680, HVV681, HVV4613, VV36545
|
8. Uỷ ban kháng chiến hành chính miền Nam Trung Bộ (1945 - 1954).- H.: Đại học Sư phạm, 2006.- 559tr.; 24cm
Trong suốt 9 năm kháng chiến, mặc dù ở xa Trung ương nhưng Uỷ ban kháng chiến Hành chính miền Nam Trung Bộ đã tự lực, tự cường cùng với quân và dân 12 tỉnh chiến đấu kiên cường giữ vững được 4 tỉnh trong vùng tự do trong suốt 9 năm kháng chiến.
Nội dung cuốn sách gồm 4 phần:
- Phần I: Sự ra đời, tổ chức và hoạt động của Uỷ ban kháng chiến Hành chính miền Nam Trung Bộ 1945 - 1954
- Phần II: Hoạt động của Uỷ ban kháng chiến Hành chính miền Nam Trung Bộ trên các lĩnh vực
- Phần III: Tổ chức và hoạt động của Uỷ ban kháng chiến Hành chính các tỉnh miền Nam Trung Bộ
- Phần IV: Tư liệu tham khảo
Ký hiệu kho: DM5921, DM5922, M103145, M103146, VL28679, VL28680
|
9. Lịch sử miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ kháng chiến (1945 - 1975). - H.: Chính trị quốc gia - Sự thật, 2011. - 912tr.: minh họa ảnh; 24cm
Trong cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975), miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ có một vị trí đặc biệt quan trọng, là chiến trường tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch, là địa điểm mở đầu và kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược 30 năm.
Cuốn sách gồm các phần sau:
- Phần mở đầu: Miền Đông Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ và truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm trong lịch sử
- Phần thứ nhất: Kháng chiến chống thực dân Pháp
- Phần thứ hai: Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Cuốn sách cung cấp cho bạn đọc những tư liệu về: Miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ mở đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (9/1945 - 12/1945); Xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân, phát triển chiến tranh du kích, góp phần đánh bại chính sách "bình định" (1947 - 1950); Đẩy mạnh kháng chiến toàn diện, phối hợp chiến trường cả nước giành thắng lợi quyết định (1951 - 1954).
Việc ghi dựng lại một cách hệ thống và đầy đủ lịch sử cuộc chiến tranh nhân dân chống hai đế quốc Pháp và Mỹ của quân và dân miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ là một đòi hỏi cấp thiết và mang nhiều ý nghĩa, nhằm kịp thời lưu giữ tư liệu, góp phần tôn vinh công lao của hàng triệu cán bộ, chiến sĩ, đồng bào từng chiến đấu hy sinh trên chiến trường miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ trong cuộc chiến tranh vừa qua, tìm ra những bài học lịch sử và cổ vũ những người đang sống, đặc biệt là thế hệ trẻ, nhiệt tình và trách nhiệm kế tục truyền thống trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ký hiệu kho: PM029984, VL40814, VV008900
|
10. Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954). - H.: Quân đội nhân dân, 1985.- 4 tập; 19cm
Trải qua hơn ba nghìn ngày đầy hi sinh, gian khổ nhưng vô cùng anh dũng, tự hào - kể từ 23/9/1945 đến 20/7/1954, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành cuộc kháng chiến thần thánh, đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.
Bộ sách gồm 4 tập:
- Tập 1: Trình bày diễn biến các quy luật, những kinh nghiệm của cuộc kháng chiến, đường lối lãnh đạo sáng tạo, đúng đắn, nghệ thuật chỉ đạo quân sự của đảng... Phản ánh cuộc đấu tranh vũ trang của quân và dân ta.
- Tập 2: Lịch sử Việt Nam trong thời kỳ toàn quốc kháng chiến từ 1946. Cả nước chuyển vào chiến tranh, di chuyển kho tàng, cơ quan, máy móc về khu an toàn, tiếp tục triển khai thế trận chiến tranh toàn dân toàn diện. Cuộc phản công Việt Bắc thu đông 1947. Đánh bại hoàn toàn chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp.
- Tập 3: Quá trình phát triển du kích chiến đẩy mạnh vận động chiến tạo chuyển biến cơ bản của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo (1945 - 1954) gồm: Phát triển chiến tranh du kích, biến hậu phương địch thành tiền phương ta; Khẩn trương xây dựng lực lượng vũ trang 3 thứ quân, toàn dân thi đua đẩy mạnh kháng chiến toàn dân.
- Tập 4: Những ý nghĩa bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bối cảnh lịch sử và tầm vóc thời đại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đường lối, chiến lược, sách lược của Đảng trong cuộc kháng chiến xây dựng hậu phương căn cứ địa chiến tranh, xây dựng lực lượng vũ trang, quan hệ quốc tế. Bài học kinh nghiệm, ý nghĩa của cuộc kháng chiến cách mạng.
Ký hiệu kho: VV31346, VV33210, VV33211, VV38598, VV38599, VV49037, VV49038
|
11. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: 9.1945 - 7.1954. - H.: Sự thật, 1986. - 236tr.; 19cm
Vài nét về tình hình thế giới và trong nước trước cuộc kháng chiến. Đi sâu phân tích những chặng đường lịch sử vẻ vang của cuộc kháng chiến từ chuẩn bị kháng chiến đến tiến hành toàn quốc kháng chiến và sau đó phát triển chiến tranh du kích; Đẩy mạnh chiến tranh chính quy; Giữ vững quyền chủ động, phát huy thế tiến công chiến lược và cuối cùng là cuộc tiến công chiến lược đông xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ.
Ký hiệu kho: VV33206, VV33207
|
12. Lịch sử một cuộc chiến tranh bẩn thỉu/ Trần Trọng Trung. - In lần thứ 2, có sửa chữa .- H.: Quân đội nhân dân, 2004 .- 638tr.; 21cm
Cuộc chiến tranh xâm lược mà đế quốc Pháp gây ra ở Đông Dương, cuộc chiến tranh mà Đảng Cộng sản Pháp và dư luận tiến bộ ở Pháp lên án là một cuộc “chiến tranh bẩn thỉu”. Kẻ chiến bại trong cuộc đọ sức đó là đội quân viễn chinh Pháp và các chính phủ tư sản Pháp đã điều hành cuộc chiến tranh xâm lược. Đúng như tên gọi của nó, cuốn sách không đề cập một cách toàn diện tới cả hai bên tham chiến mà chỉ cố gắng dựng lại một cách trung thực quá trình diễn biến của cuộc chiến tranh từ phía bên kia, tức là cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp ở Việt Nam từ 1945 đến 1954. Thông qua diễn biến của cuộc chiến tranh phi nghĩa này, cuốn sách đã cung cấp cho bạn đọc những tư liệu và ý kiến tham khảo về một số vấn đề mà không ít người trong giới chính trị, quân sự, học thuật,... phương Tây hiện chưa giải đáp được, hoặc giải đáp một cách sai lạc.
Từ đó, bạn đọc cũng có thể thấy thêm được một phần ý nghĩa to lớn và nguyên nhân thắng lợi của quân dân ta, cũng như sự lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh tài tình của Đảng ta trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.
Ký hiệu kho: VL30309, VL30310
|
13. Điện Biên Phủ những trận đánh đi vào lịch sử/ Trịnh Ngọc Nghi .- H.: Thông tin và Truyền thông, 2018.- 114tr.; 21cm
Điện Biên Phủ - nơi rền vang tiếng súng của quân và dân Việt Nam trút xuống đầu quân xâm lược Pháp, làm nên chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Trong 55 ngày đêm máu lửa ấy, đã diễn ra hàng trăm trận chiến đấu lớn nhỏ. Nhiều trận chiến đấu đã đi vào lịch sử, đã, đang và sẽ sống mãi trong lòng nhân dân Tây Bắc, nhân dân Việt Nam, nhân dân bị áp bức và bầu bạn khắp năm châu.
Từ trận mở màn Him Lam đến trận đồi A1, số phận tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã được quyết định.
Ký hiệu kho: DM28942, M162046, M162047, VV81860, PM045413, VV016674
|
14. Những người con sống mãi với non sông - Tập 1 / Chủ biên: Thái Chí Thanh. - H.: Chính trị quốc gia, 2018. - 214tr. ; 21cm
“Uống nước nhớ nguồn” là truyền thống quí báu của dân tộc Việt Nam. Lịch sử giờ đã sang một trang mới, mở ra kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Những thắng lợi đó được xây đắp từ mồ hôi, xương máu của hàng triệu quân và dân ta trong các cuộc kháng chiến thần thánh, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Với hi vọng tập hợp từng bước các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến, cuốn sách “Những người con sống mãi với non sông”- Tập 1 dành để vinh danh những anh hùng liệt sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được truy tặng trong cuộc kháng chiến chống Pháp như: Anh hùng liệt sĩ Vũ Văn Hiếu, Anh hùng liệt sĩ Kim Đồng (tức Nông Văn Dền), Anh hùng liệt sĩ Hoàng Văn Nhùng (Tức Xuân Trường), Anh hùng liệt sĩ Lê Gia Đỉnh "quyết tử quân số 1" của Hà Nội…
Những bài viết ngắn gọn, cô đọng nêu bật được chí khí anh hùng, mưu trí và đặc biệt là tấm lòng yêu nước sẵn sàng xả thân cho quê hương. Gương các anh hùng liệt sỹ không chỉ gói gọn ở chiến trường khói lửa mà còn trên nhiều mặt trận thầm lặng khác như: Tình báo, hậu phương, dân công, những người mẹ… luôn là lời nhắc nhở thế hệ trẻ hãy trân trọng và phát huy truyền thống yêu nước của lớp người đi trước.
Ký hiệu kho: DC003957, HVV4647, LCV33110, LCV33111, LCV33112, M162895, PM045906, VV016948, VV82123
|