1. Tóm tắt các chiến dịch trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954). - H.: Quân đội nhân dân, 2000 .- 530tr.; 19cm
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong thế trận chiến tranh nhân dân, quân đội ta đã tiến hành hàng trăm chiến dịch bao gồm phản công, tiến công, và phòng ngự… trên các loại địa hình với nhiều quy mô và hình thức tác chiến khác nhau.
Các chiến dịch được biên soạn chủ yếu là chiến dịch của bộ đội chủ lực có kết hợp với lực lượng vũ trang địa phương như: chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông 1947; Chiến dịch Nghĩa Lộ; Chiến dịch Yên Bình xã 1, 2; chiến dịch Đông Bắc 1, chiến dịch Đông Bắc 2.
Ký hiệu kho: VV61761, VV61762
|
2. Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954). - H.: Quân đội nhân dân, 1985.- 4 tập; 19cm
Trải qua hơn ba nghìn ngày đầy hi sinh, gian khổ nhưng vô cùng anh dũng, tự hào - kể từ 23/9/1945 đến 20/7/1954, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành cuộc kháng chiến thần thánh, đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.
Bộ sách gồm 4 tập:
Tập 1: Trình bày diễn biến các quy luật, những kinh nghiệm của cuộc kháng chiến, đường lối lãnh đạo sáng tạo, đúng đắn, nghệ thuật chỉ đạo quân sự của đảng...Phản ánh cuộc đấu tranh vũ trang của quân và dân ta.
Tập 2: Lịch sử Việt Nam trong thời kỳ toàn quốc kháng chiến từ 1946.Cả nước chuyển vào chiến tranh, di chuyển kho tàng, cơ quan, máy móc về khu an toàn,tiếp tục triển khai thế trận chiến tranh toàn dân toàn diện. Cuộc phản công Việt Bắc thu đông 1947. Đánh bại hoàn toàn chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp.
Tập 3: Quá trình phát triển du kích chiến đẩy mạnh vận động chiến tạo chuyển biến cơ bản của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp do Đảng Cộng sản Việt Namlãnh đạo (1945 - 1954) gồm: Phát triển chiến tranh du kích, biến hậu phương địch thành tiền phương ta; Khẩn trương xây dựng lực lượng vũ trang 3 thứ quân, toàn dân thi đua đẩy mạnh kháng chiến toàn dân.
Tập 4: Những ý nghĩa bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bối cảnh lịch sử và tầm vóc thời đại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đường lối, chiến lược,sách lược của Đảng trong cuộc kháng chiến xây dựng hậu phương căn cứ địa chiến tranh, xây dựng lực lượng vũ trang, quan hệ quốc tế. Bài học kinh nghiệm, ý nghĩa của cuộc kháng chiến cách mạng.
Ký hiệu kho: VV31346, VV33210, VV33211, VV38598, VV38599, VV49037, VV49038
|
3. Lịch sử kháng chiến chống Pháp Khu Tả ngạn Sông Hồng (1945 - 1955). - H.: Nxb. Chính trị quốc gia, 2001. - 264tr.; 21cm
Khu Tả ngạn sông Hồng (gồm Thành phố Hải Phòng, tỉnh Kiến An, Hải Dương, Hưng Yên và Thái Bình) là một địa bàn chiến lược rất quan trọng cả trong cách mạng và chiến tranh cách mạng, cả đối với địch và đối với ta. Nơi đây tiếng súng kháng chiến nổ ra sớm nhất và kết thúc muộn nhất miền Bắc. Chiến tranh nhân dân, chiến tranh toàn dân ở đây diễn ra rất quyết liệt dưới hình thái địch lấn chiếm và ta chống lấn chiếm, địch càn quét và ta chống càn quét, địch bình định và ta chống bình định, đánh địch bằng cả quân sự, chính trị.
Cuốn sách dựng lại một cách khái quát, chân thực, sinh động những sự kiện lịch sử chính yếu cuộc kháng chiến chống Pháp của quân và dân khu Tả ngạn sông Hồng và từ những nét riêng của chiến trường Tả ngạn sông Hồng làm cho người đọc thấy rõ thêm bức tranh toàn cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp trong cả nước.
Bằng những tư liệu, sự kiện lịch sử cụ thể, cuốn sách đã làm sáng tỏ đường lối và những phương châm chiến lược sáng suốt của Đảng trong cuộc kháng chiến; đã làm nổi bật tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở vùng sau lưng địch; đã chứng minh sự chấp hành nghiêm túc, sự vận dụng sáng tạo đường lối, chính sách của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể địa phương của Đảng bộ khu Tả ngạn sông Hồng.
Ký hiệu kho: HVL3829
|
4. Quân khu ba lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp. - H.: Quân đội nhân dân, 1990.- 550tr.; 19cm
Liên khu 3 là một địa bàn chiến lược rất trọng yếu của chiến trường chính Bắc Bộ. Khi tiến hành chiến tranh xâm lược trở lại nước ta, ý đồ chiến lược của thực dân Pháp là chiếm giữ đồng bằng Bắc bộ làm chỗ đứng chân, ra sức bình định nhằm biến nơi đây thành hậu phương chiến lược trực tiếp để chúng vơ vét nguồn nhân lực, của cải để thực hiện âm mưu chiến tranh của chúng.
Cuốn sách ghi lại những chặng đường lịch sử hào hùng của chiến trường đồng bằng Liên khu 3, với sự đóng góp của bao cá nhân, tập thể chiến sĩ và đồng bào ở cả tuyến, vùng sau lưng địch và vùng tự do. Nêu những tấm gương chiến đấu quên mình, anh dũng hy sinh với sự nghiệp đánh giặc cứu nước.
Ký hiệu kho: VV42099, VV42100
|
5. Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Liên khu IV (1945 - 1954) / Chủ biên: Trình Mưu. - H.: Chính trị Quốc gia, 2003.- 633tr.; 22cm
Liên khu IV được thành lập ngày 25/1/1948 sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập các liên khu, gồm 6 tỉnh Bắc Trung Bộ: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên, có vị trí chiến lược hết sức quan trọng, nơi địa linh nhân kiệt, nhân dân có tinh thần yêu nước và cách mạng quật cường.
Cuốn sách “Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Liên khu IV (1945 - 1954)” phản ảnh toàn diện, hệ thống cuộc kháng chiến thần thánh của quân và dân Liên khu IV trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, văn nghệ, giáo dục, an ninh, nghĩa vụ quốc tế trong những ngày Toàn quốc kháng chiến và quãng thời gian chống thực dân Pháp giai đoạn 1945 - 1954.
Cuốn sách trình bày một cách toàn diện tất cả các mặt của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ đầy gian khổ hy sinh và thắng lợi vẻ vang. Mỗi chương đều nêu bật âm mưu, thủ đoạn của địch, chủ trương và cách thức tiến hành kháng chiến của quân và dân Liên khu IV.
Đây là một công trình góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay, đồng thời là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử trong các cơ quan nghiên cứu và nhà trường.
Ký hiệu kho: VL21065, VL21066
|
6. Uỷ ban kháng chiến hành chính miền Nam Trung Bộ (1945 - 1954).- H.: Đại học Sư phạm, 2006.- 559tr.; 24cm
Trong suốt 9 năm kháng chiến, mặc dù ở xa Trung ương nhưng Ủy ban kháng chiến Hành chính miền Nam Trung Bộ đã tự lực, tự cường cùng với quân và dân 12 tỉnh chiến đấu kiên cường giữ vững được 4 tỉnh trong vùng tự do trong suốt 9 năm kháng chiến.
Nội dung cuốn sách gồm 4 phần:
Phần I: Sự ra đời, tổ chức và hoạt động của Uỷ ban kháng chiến Hành chính miền Nam Trung Bộ 1945 - 1954
Phần II: Hoạt động của Uỷ ban kháng chiến Hành chính miền Nam Trung Bộ trên các lĩnh vực
Phần III: Tổ chức và hoạt động của Uỷ ban kháng chiến Hành chính các tỉnh miền Nam Trung Bộ
Phần IV: Tư liệu tham khảo
Ký hiệu kho: DM5921, DM5922, M103145, M103146, VL28679, VL28680
|
7. Lịch sử miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ kháng chiến (1945 - 1975). - H.: Chính trị quốc gia - Sự thật, 2011. - 912tr.: minh họa ảnh; 24cm
Trong cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975), miền Đông Nam Bộvà cực Nam Trung Bộ có một vị trí đặc biệt quan trọng, là chiến trường tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch, là địa điểm mở đầu và kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược 30 năm.
Cuốn sách gồm các phần sau:
Phần mở đầu: Miền Đông Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ và truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm trong lịch sử
Phần thứ nhất: Kháng chiến chống thực dân Pháp
Phần thứ hai: Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Cuốn sách cung cấp cho bạn đọc những tư liệu về: Miền Đông Nam Bộvà cực Nam Trung Bộ mở đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (9/1945 - 12/1945); Xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân, phát triển chiến tranh du kích, góp phần đánh bại chính sách "bình định" (1947 - 1950); Đẩy mạnh kháng chiến toàn diện, phối hợp chiến trường cả nước giành thắng lợi quyết định (1951 - 1954).
Việc ghi dựng lại một cách hệ thống và đầy đủ lịch sử cuộc chiến tranh nhân dân chống hai đế quốc Pháp và Mỹ của quân và dân miền Đông Nam Bộvà cực Nam Trung Bộ là một đòi hỏi cấp thiết và mang nhiều ý nghĩa, nhằm kịp thời lưu giữ tư liệu, góp phần tôn vinh công lao của hàng triệu cán bộ, chiến sĩ, đồng bào từng chiến đấu hy sinh trên chiến trường miền Đông Nam Bộvà cực Nam Trung Bộ trong cuộc chiến tranh vừa qua, tìm ra những bài học lịch sử và cổ vũ những người đang sống, đặc biệt là thế hệ trẻ, nhiệt tình và trách nhiệm kế tục truyền thống trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ký hiệu kho: PM029984, VL40814, VV008900
|
8. Điện Biên Phủ văn kiện Đảng, Nhà nước.- H.: Chính trị Quốc gia, 2004.- 1167tr.; 24cm
Cuốn sách Điện Biên Phủ - Văn kiện Đảng, Nhà nước gồm các bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các báo cáo, nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh, thư, điện trao đổi công tác của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Quân uỷ - Bộ Tổng tư lệnh và của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội.
Sách được chia thành 5 phần:
Phần thứ nhất: Gồm các bài nói, bài viết, thư, điện, mệnh lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Chiến dịch Điện Biên Phủ. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19/12/1946) và Báo cáo tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá II), ngày 25/01/1953 của Bác.
Phần thứ hai: Gồm các văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Văn phòng Trung ương Đảng, Trung ương Cục và của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Phần thứ ba: Gồm các tài liệu của Tổng Quân uỷ - Bộ Tổng tư lệnh, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị.
Phần thứ tư: Gồm có Nghị định của Chính phủ và các báo cáo của Hội đồng Cung cấp mặt trận Trung ương.
Phần thứ năm: Gồm các báo cáo của các liên khu, Ban cán sự chiến trường Lào, Ban Cán sự Đảng tỉnh Lai Châu.
Ký hiệu kho: M96240, M96241, M96242, VL23522, VL24283, VL24284, TC.002290, VV.005187
|
9. Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và Điện Biên Phủ / Đỗ Hoàng Linh, Nguyễn Văn Dương, Vũ Thị Kim Yến: sưu tầm, tuyển chọn.- H.: Công ty văn hóa Huy Hoàng; Văn học, 2015.- 303tr.; 24cm
Cuốn sách không những tổng kết kinh nghiệm chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954, mà còn từ góc độ ấy nêu lên những kinh nghiệm chủ yếu về chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Đây là một tác phẩm không những có giá trị về sử học mà còn có giá trị về khoa học quân sự và về văn học. Đồng thời, sách cũng khắc họa rõ nét chân dung lãnh tụ Hồ Chí Minh và vị đại tướng thiên tài Võ Nguyên Giáp.
Cuốn sách được chia thành 4 phần:
Phần 1: Tóm tắt tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh và tiểu sử Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Phần 2: Những chặng đường chiến đấu
Phần 3: Những chiến thắng lịch sử
Phần 4: Huyền thoại trong mắt học giả trong nước và thế giới
Ký hiệu kho: DM23704, M146847, M146848, M146849, VL50629, VL50630, PM037236, VL000454
|